Đầu tiên, tạo một Project mới với tên Hello World bằng lệnh sau trong cmd
Run/cmd
>cocos new HelloWorld -p com.vn.HelloWorld -l cpp - d q:/android/myproject
Đợi khoảng 5 phút để nó tạo Project mới cho chúng ta
Xong rồi, vào Project mới tạo theo đường dẫn
Q:/android/myproject/helloworld, cấu trúc thư mục trong đó như sau:
Classes <- Quan trọng nhất nhé, nó chứa mã nguồn cpp hay lua tùy thuộc việc bạn chọn ngôn ngữ nào khi dùng lệnh new ở phía trên.
cocos2d <- thư viện của engine Cocos2d - x.
proj.android <- dành cho việc build ứng dụng apk cho Android mobile.
proj.ios_mac <- dành cho việc build ứng dụng cho Iphone và Mac OS ( Chỉ chạy được trên máy của Apple, hoặc máy cài Mac OS.
proj.linux <- dành cho việc build ứng dụng trên máy Linux.
proj.win32 <- dành cho việc build ứng dụng trên hệ điều hành Window 7, 8
proj.wp8-xaml <- dành cho việc build ứng dụng chạy trên Window phone 8
Resources <- chứa ảnh, font chữ, Map, định nghĩa vật lý,v.v...
.cocos-project.json <- chỉ định việc build project với ngôn ngữ nào, lua hay cpp.
CMakeLists.txt <- Danh sách thư viện phục vụ việc build project.
Tiếp theo chúng ta build và run thử trên Window nhé. Lệnh sau
>cocos run -s q:/android/myproject/helloworld -p win32
(gõ cocos run -h để được help)
Lưu ý:
1/ Win mình xài là Win 7 32 bít, bạn nào xài XP, Win 7 - 64, Win 8 all, thì mình ko biết nhé. Các bạn thử xem thành công không. (Đã cài đặt và chạy trên win 7 - 64 ngon lành cành đào nhé.). Đã có nhiều bạn chạy Win8 OK rồi nhé
2/ Mình ko chắc xài máy ảo VMWare có chạy được không nhé
3/ Bạn có thể build thành ứng dụng .apk để chạy trên máy ảo Android, hoặc chơi máy thật luôn cho máu
>cocos compile -s q:/android/myproject/helloworld -p android --ap 16
--ap 16 là chỉ định dành cho android 4.1.2 trở lên
cài vào máy ảo
>adb install q:/android/myproject/helloworld/bin/debug/android/helloworld-debug-unligned.apk
hoặc
>cocos run -s q:/android/myproject/helloworld -p android --ap 16
Nếu không báo lỗi nào và xuất hiện ảnh như thế này, nghĩa là bạn đã thành công rồi đó. Mình cam đoan nếu các bạn cài đặt như bài trước của mình thì chắc chắn sẽ thành công.
B - Tìm hiểu Code
Bên trên mới là phần tạo và chạy thử thôi, còn trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu những dòng lệnh đầu tiên
Các bạn vào thư mục Classes của Project, trong đó có 4 file
AppDelegate.h, AppDelegate.cpp
HelloWorldScene.h, HelloWorldScene.cpp
Mới đầu mình chỉ nên tìm hiểu 2 file HelloWorldScene.h, HelloWorldScene.cpp thôi nhé. 2 file bên trên có chức năng theo dõi thông số của ứng dụng thôi. Nhưng bạn không thể xóa 2 file này nhé
file HelloWorldScene.h
#ifndef __HELLOWORLD_SCENE_H__
#define __HELLOWORLD_SCENE_H__
#include "cocos2d.h"
class HelloWorld : public cocos2d::Layer
{
public:
static cocos2d::Scene* createScene();
virtual bool init();
void menuCloseCallback(cocos2d::Ref* pSender);
CREATE_FUNC(HelloWorld);
};
#endif // __HELLOWORLD_SCENE_H__
cấu trúc rất giống 1 chương trình C++ phải không, thì nó chính là C++ mà, hehee
Trước khi tìm hiểu code, các bạn nên đọc qua, hoặc ôn lại kiến thức C++ chú nhé. Mình sẽ cố gắng giải thích các hàm chức năng hoặc các điểm mới trong cocos2dx 3 thôi
static cocos2d::Scene* createScene(); //tạo ra một cảnh mới
virtual bool init(); //Khởi tạo 1 đối tượng của lớp HelloWorld
void menuCloseCallback(cocos2d::Ref* pSender); //Nút Tắt ứng dụng
CREATE_FUNC(HelloWorld); //Chưa rõ lắm, nhưng tạm coi là cần phải có đi
file tiếp theo HelloWorldScene.cpp
#include "HelloWorldScene.h"
USING_NS_CC;
// hàm tạo 1 cảnh mới trả về con trỏ Scene*
Scene* HelloWorld::createScene()
{
auto scene = Scene::create(); // tạo 1 đối tượng Scene
auto layer = HelloWorld::create(); // tạo đối tượng HelloWorld
// thêm đối tượng HelloWorld vào Scene scene->addChild(layer);
// trả về con trỏ scene
return scene;
}
// khởi tạo đối tượng HelloWorld
bool HelloWorld::init()
{
//////////////////////////////
// kiểm tra khởi tạo lỗi
if ( !Layer::init() )
{
return false;
}
// Lấy kích thước màn, và điểm tọa độ gốc
Size visibleSize = Director::getInstance()->getVisibleSize();
Point origin = Director::getInstance()->getVisibleOrigin();
//tạo nút đóng ứng dụng
auto closeItem = MenuItemImage::create(
"CloseNormal.png",
"CloseSelected.png",
CC_CALLBACK_1(HelloWorld::menuCloseCallback, this));
// Đặt vị trí nút đóng tại điểm tính theo công thức bên dưới
closeItem->setPosition(Point(origin.x + visibleSize.width - closeItem->getContentSize().width/2 ,
origin.y + closeItem->getContentSize().height/2));
// Tạo menu chứa nút đóng ở bên trên, đặt vị trí
auto menu = Menu::create(closeItem, NULL);
menu->setPosition(Point::ZERO);
this->addChild(menu, 1); // thêm menu vào đối tượng HelloWorld
/////////////////////////////
// Tạo 1 dòng Text với font arial cỡ 24 pixel
auto label = LabelTTF::create("Hello World", "Arial", 24);
// đặt vị trí Text
label->setPosition(Point(origin.x + visibleSize.width/2,
origin.y + visibleSize.height - label->getContentSize().height));
// Thêm text vào đối tượng HelloWorld
this->addChild(label, 1);
// tạo 1 đối tượng loại sprite ( là các đối tượng có thể di chuyển trong game)
auto sprite = Sprite::create("HelloWorld.png");
// Đặt sprite lên vị trí giữa màn hình
sprite->setPosition(Point(visibleSize.width/2 + origin.x, visibleSize.height/2 + origin.y));
// Thêm đối tượng Sprite vào HelloWorld
this->addChild(sprite, 0);
// giá trị trả về của hàm init()
return true;
}
// Hàm đóng ứng dụng
void HelloWorld::menuCloseCallback(Ref* pSender)
{
Director::getInstance()->end(); // Kết thúc chương trình.
// Nếu là IOS thì gọi lệnh exit(0);#if (CC_TARGET_PLATFORM == CC_PLATFORM_IOS)
exit(0);
#endif
}
Tới đây, hẳn mọi người đã biết cách tạo và chạy thử 1 project thế nào rồi phải không. Lại còn biết được 1 phần code đơn giản nữa cơ đấy. Trong các bài sau nâng cao hơn sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về Cocos2dx trong lập trình Game di động.
Bye bye!